Một số bệnh Nhiễm trùng đột phá

Thủy đậu

Vắc-xin thủy đậu đạt hiệu quả 85% trong việc ngăn ngừa thủy đậu.[9] Tuy nhiên, 75% số người được chẩn đoán mắc bệnh thủy đậu đột phá có các triệu chứng nhẹ hơn so với những người không được tiêm chủng.[4] Những người mắc bệnh thủy đậu nhẹ này có sốt nhẹ, số tổn thương trên da ít hơn 50 và phát ban dát sần. Ngược lại, những người chưa được chủng ngừa thường bị sốt, số tổn thương trên da từ 200 đến 500, các vùng dát tiến triển thành sẩn và có thể có tổn thương mụn nước.[4][10] Ngoài ra, nhiễm trùng ở những người chưa được tiêm chủng có xu hướng tồn tại trong thời gian dài hơn so với những người đã bị nhiễm bệnh.[4]

Phần lớn các trường hợp bị nhiễm thủy đậu do nhiễm trùng đột phá được cho là do người ta không hấp thụ được vắc-xin thủy đậu.[9] Để ngăn ngừa nhiễm trùng đột phá, cần tiêm liều vắc-xin thủy đậu thứ hai ở trẻ em, khoảng cách giữa hai lần tiêm ít hơn một năm.[9]

Quai bị

Vắc-xin quai bị là một thành phần của vắc-xin sởi, quai bị và rubella (MMR).[11] Cụ thể, vắc-xin quai bị có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa bệnh quai bị.[12] Những người mắc bệnh quai bị đột phá có ít biến chứng nghiêm trọng do nhiễm trùng hơn so với những người không được tiêm phòng.[13] Những biến chứng khi mắc quai bị: viêm màng não vô khuẩnviêm não.[13]

Nguyên nhân của bệnh quai do nhiễm trùng đột phá hiện vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Có thể giải thích cho phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đột phá là do sự tiến hóa của virus (hiện tượng trôi kháng nguyên hay lệch kháng nguyên, tiếng Anh: antigenic drift).[13][14][15] Các giả thuyết khác cho rằng các tế bào lympho T nhớ đóng vai trò trong sự phát triển của nhiễm trùng đột phá.[13]

Viêm gan B

Nhiễm trùng đột phá của bệnh viêm gan B chủ yếu là do các đột biến của virus viêm gan B (HBV) khiến các kháng thể được tạo ra từ vắc-xin HBV không nhận biết được protein bề mặt HBV.[16][17][18] Những virus có những đột biến như vậy được gọi là "đột biến thoát vắc-xin" (đột biến lẩn tránh). Nhiễm trùng đột phá cũng có thể do tiêm chủng chậm trễ, ức chế miễn dịch và tải lượng virus của người mẹ.[17] Một người bị nhiễm HBV do nhiễm trung đột phá nhưng không có triệu chứng.[16]

COVID-19

Tháng 4 năm 2021, các nhà khoa học báo cáo rằng trong một nhóm nghiên cứu thuần tập gồm 417 người được tiêm vắc-xin, hai phụ nữ đã bị nhiễm trùng đột phá cho đến thời điểm công bố và xác định được các đột biến virus trong các biến thể.[19][20] Vào tháng 4 năm 2021, CDC Hoa Kỳ báo cáo rằng tại nước này đã có 5.814 ca nhiễm SARS-CoV 2 do nhiễm trùng đột phá và 74 ca tử vong. Khi đó tại Hoa Kỳ 75 triệu người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ.[21][22][23][24][25][26]